Asiad là gì? Quá trình hình thành của giải đấu này như thế nào?

Nguyễn Tuấn Dũng - 15:28 - 22/03/2020

Nhiều người đã biết đến Thế vận hội Olympic vì sự quy mô cũng như mức độ nổi tiếng của nó. Thế nhưng, ở tầm nhỏ hơn Asiad là gì thì không phải ai cũng biết. Đó cũng là lý do bạn nên thông qua bài viết này của Kèo Tốt để tìm hiểu về Asiad – Đại hội thể thao của người châu Á.

Asiad là gì? Sự hình thành của giải đấu này như thế nào?

Asiad  vẫn thường được biết đến là Đại hội thể thao châu Á hay Á vận hội là một sự kiện thể thao tầm cỡ châu lục. Đại hội này diễn ra bốn năm một lần với sự góp mặt của các đoàn vận động viên đến từ khu vực các nước châu Á. Mặc dù Asiad được Hội đồng Olympic châu Á (OCA) điều hành trực tiếp nhưng vẫn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC). So sánh về quy mô thì Asiad là giải đấu thể thao lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Thế vận hội Olympic.

Asiad là gì?

Vào thời điểm khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, một số nước ở châu Á giành được độc lập và họ mong muốn có một sân chơi phi bạo lực để hiểu biết lẫn nhau. Vào tháng 8 năm 1948, trong thời gian Thế Vận hội lần thứ 14 diễn ra tại thành phố London, Vương quốc Anh, ông Guru Dutt Sondhi, đại diện IOC của Ấn Độ đề xuất với các trưởng đoàn thể thao các nước châu Á tham dự Thế Vận hội ý tưởng về việc tổ chức đại hội thể thao châu Á. Tất cả mọi người cùng thỏa thuận thành lập Liên đoàn điền kinh châu Á. Đến tháng 2 năm 1949, Liên đoàn đại hội thể thao châu Á (AGF) được thành lập và thống nhất đại hội sẽ được tổ chức  bốn năm một lần tại các quốc gia khác nhau.

Đại hội ASIAD lần đầu tiên được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ từ ngày 4 đến ngày 12 tháng 3 năm 1951. Trước đó, sự kiện này dự định sẽ diễn ra vào năm 1950 nhưng phải hoãn lại do việc chuẩn bị không kịp. Kỳ ASIAD này có tất cả 489 vận động viên đến từ 11 quốc gia tham gia: Afghanistan, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Miến Điện, Nepal, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Sri Lanka và Thái Lan. Kì Đại hội này số môn tham gia tranh tài rất hạn chế. Đại hội chỉ có các môn ít ỏi: điền kinh, bóng đá, bóng rổ, bơi lội, cử tạ và đua xe đạp.

Phải đến ASIAD năm 1954 tại Manila, Philippines, quy mô đại hội đã được nâng lên một bước phát triển mới, với sự xuất hiện thêm 8 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cho dù môn đua xe đạp bị loại bỏ nhưng số môn thi đấu cũng được nâng lên con số 8 với sự bổ sung quyền anh, bắn súng và vật.

Vào năm 1958, ASIAD tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản với sự tham gia của 1.422 vận động viên. Họ  dự tranh 13 môn thể thao tất cả. Sức hút của ASIAD lúc này bắt đầu lan tỏa rộng khắp châu lục.Và đây cũng là lần  đầu tiên, lễ rước đuốc được tổ chức theo nghi lễ.

Sự hình thành của giải đấu này như thế nào?

Quá trình mở rộng của giải đấu này

Năm 1994, ASIAD được tổ chức ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Lần đầu tiên, ASIAD không tổ chức ở một thủ đô. Hiroshima vốn là  bị huỷ diệt bởi bom nguyên tử trong chiến tranh thế giới thứ hai nên chủ đề của ASIAD lần đó là hoà bình và hữu nghị. OCA chấp nhận một số quốc gia Xô Viết cũ gia nhập: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan và Tajikistan.

Năm 1998, lần thứ 4 thủ đô Bangkok quốc gia Thái Lan đăng cai ASIAD.

Năm 2002, ASIAD được diễn ra tại Busan, Hàn Quốc với nhiều kỉ lục mới được thiết lập. Đại hội lần này ghi nhận sự trở lại của Afghanistan và sự tham gia lần đầu tiên của Đông Timor.

Năm 2006, ASIAD được tổ chức tại thành phố Doha, Qatar. Chủ tịch OCA Sheikh Ahmad Al-Fahd Al-Sabah từ chối đơn tham dự của Australia, với lý do Australia chuyển từ châu Đại Dương sang châu Á tham dự có thể là một không công bằng cho các quốc gia nhỏ khác ở châu Đại Dương.

Năm 2010, ASIAD được tổ chức tại đất nước Trung Quốc lần thứ hai,  địa điểm đăng cai là ở Quảng Châu.  ASIA 2014 diễn ra tại  Incheon Hàn Quốc.

Ngày 19 tháng 9 năm 2018, thủ đô Jakarta của Indonesia được Hội đồng Olympic châu Á trao quyền đăng cai.

Đại hội Thể thao châu Á 2018 tổ chức tại Indonesia là lần thứ 18 trong lịch sử giải đấu này. Thủ đô Jakarta được nước chủ nhà chọn làm nơi tổ chức các môn thi đấu. Ngoài ra, thành phố Palembang ở phía tây Indonesia sẽ đóng vai trò hỗ trợ. Lần đầu tiên Indonesia được đăng cai một kỳ Asiad đã từ năm 1962 và phải mất 56 năm họ mới lại có vinh dự được tổ chức thêm một lần nữa.

Đáng lẽ ra đất nước Việt Nam  là nước chủ nhà của Asiad 2018 khi đã lọt vào vòng loại cuối cùng gồm Hà Nội, Surabaya và Dubai. Sau đó Dubai rút lui vào phút chót và Hà Nội giành chiến thắng với 29 lá phiếu ủng hộ so với 14 lá phiếu của Surabaya. Sau đó do không lường trước vấn đề kinh phí tổ chức quá lớn nên Việt Nam tuyên bố rút lui không đăng cai đại hội lần này.

Tính đến thời điểm Asiad 2018, Thái Lan với 4 lần là quốc gia có số lần tổ chức Đại hội Thể thao châu Á nhiều nhất hiện nay. Địa điểm thi đấu trong cả 4 lần đều là ở Bangkok. Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản xếp sau với  3 lần tổ chức. Tiếp theo sau đó là Ấn Độ và Indonesia đã có 2 lần tổ chức và cuối cùng là Philippines, Iran, Qatar mới chỉ tổ chức 1 lần.

Trên đây là một số thông tin thú vị về Asiad. Hy vọng những thông tin mà Kèo Tốt cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp cho các bạn soi kèo nhà cái và tham gia chơi cá độ bóng đá hiệu quả.

Nguyễn Tuấn Dũng

Bút danh: Nguyễn Tuấn Dũng

Tham gia keotot.vip: 12/07/2006

Bút tính: Nguyễn Tuấn Dũng sinh năm 1987 hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi rất thích chơi thể thao được biệt là có niềm đam mê với trái bóng tròn hiện đang là chuyên gia nhận đinh kèo tại trang keotot.vip.

x
x