Quy định về luật bóng đá sân 7 của Liên đoàn bóng đá Thế Giới

Nguyễn Tuấn Dũng - 03:15 - 27/03/2020

Nếu bạn là một fan bóng đá cuồng nhiệt thì bạn không thể không tìm hiểu về luật bóng đá sân 7 người.Bài viết sau đây của chuyên trang Kèo Tốt sẽ giúp bạn một số thông tin hữu ích.

Luật 1: Kích thước sân bóng đá 7 người

  • Đường biên dọc:có chiều dài từ 50m đến 75m
  • Đường biên ngang: dài từ 40m đến 55m
  • Khu vực cấm địa có kích thước dài 6m tính từ khung thành và rộng 8m
  • Điểm phạt đền cách khung thành khoảng 3.5m
  • Kích thước khung thành: rộng là 3.6m, cao là 2.1m

Luật 2: Luật bóng dùng cho sân 7

  • Quả bóng dùng trong sân bóng đá 7 người là size số 4 với chu vi: 66cm và tối thiểu 63,5cm, trọng lượng nặng khoảng: 390gr và tối thiểu 350gr, áp suất: 0,6 – 1,1 Kg/cm2
  • Trọng tài trên sân chính là người có quyền quyết định bóng thi đấu và thay đổi bóng trong trận đấu. Nếu khi trong thi đấu bóng hỏng thì trọng tài sẽ cho dừng trận và tiếp tục bằng quả bóng chạm đất tại vị trí bóng hỏng.

Luật bóng dùng cho sân 7

Luật 3: Số lượng cầu thủ trên sân 7 người

  • Trong một trận bóng sẽ chia làm 2 đội, mỗi đội gồm 7 người(trong đó có 1 thủ môn), bất kể cầu thủ nào cũng có thể làm thủ môn.
  • Đội bóng được đăng ký tối đa 7 cầu thủ dự bị và thay người tối đa là 7 người. Những cầu thủ đã ra sân thì không được quyền trở lại sân thi đấu.
  • Muốn thay đổi người cần phải báo cho trọng tài, chỉ khi người trong sân ra ngoài thì cầu thủ thay thế mới được vào sân.

Luật 4: Phát bóng sống và bóng chết

  • Bóng sống là  tình huống mà thủ môn bắt được bóng, khi đó thủ môn có quyền ném bóng hoặc bê bóng lên để sút. Nếu sút bóng vào lưới đội bạn kể cả là không chạm cầu thủ nào thì bàn thắng vẫn được công nhận là hợp lệ
  • Bóng chết là tình huống khi bóng lăn hết đường biên ngang, khi đó thủ môn hoặc cầu thủ phát bóng có quyền đặt trái bóng ở bất kì vị trí nào trong vòng cấm địa, cầu thủ đối phương phải đứng cách bóng 3m. Nếu trái bóng đi thẳng vào lưới mà không chạm cầu thủ nào khác thì bàn thắng sẽ không được công nhận.

Luật 5: Trọng tài

  • Trong luật bóng đá sân 7 người mới nhất có quy định rõ: “trọng tài có quyền xử phạt tất cả các lỗi vi phạm trên sân và kết quả cuối cùng của trận bóng”. Trọng tài phải chịu trách nhiệm chính  trước ban tổ chức giải đấu.

Luật 6: Trợ lý trọng tài và trọng  tài thứ tư

  • Mỗi trận bóng diễn ra sẽ có 2 trợ lý trọng tài. Họ sẽ có nhiệm vụ: quản lý việc thay người, ghi biên bản trận đấu và tiến hành trợ giúp trọng tài chính bắt lỗi các cầu thủ vi phạm hay quan sát ngoài sân.
  • Trọng tài thứ 4 là thành viên trong tổ trọng tài.Trọng tài này là người có trách nhiệm báo cho trọng tài chính những hành vi phạm lỗi ngoài tầm quan sát của trọng tài chính và trợ lý trọng tài.

Luật 7: Thời gian trận đấu

  • Mỗi trận đấu bóng đá 7 người được chia làm 2 hiệp, đối với lứa tuổi thiếu niên thì mỗi hiệp 25 phút, còn với lứa tuổi nhi đồng thì mỗi hiệp là 20 phút. Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp được nghỉ 10 phút.
  • Trọng tài có quyền bù giờ mỗi hiệp tùy thuộc vào thời gian thay người, di chuyển cầu thủ chấn thương trên sân.

Trang phục của cầu thủ trên sân 7 người

Luật 8: Trang phục của cầu thủ trên sân 7 người

  • Trang phục ra sân bắt buộc của các cầu thủ gồm có: quần, áo, bít tất, giày bóng đá. Ngoài ra, các cầu thủ không được mang theo bất kì một vật nào có thể gây nguy hiểm trong thi đấu. Còn thủ môn sẽ mặc trang phục khác với các cầu thủ trên sân.

Luật  9: Phạt góc

  • Quả đá phạt góc được tính khi cầu thủ phá bóng hoặc đá bóng đi hết đường biên ngang ở bên sân nhà 
  • Cầu thủ đá phạt góc sẽ không được chạm bóng lần thứ 3 trước khi bóng chạm cầu thủ khác, nếu không sẽ bị coi là vi phạm luật bóng đá sân 7 người.

Luật 10: Bàn thắng hợp lệ

  • Bàn thắng được tính khi quả bóng đã hoàn toàn vượt qua cầu môn dưới xà ngang dù ở trên không hay mặt đất.

Luật 11: Việt vị

Luật bóng đá sân 7 người  quy định cầu thủ việt vị như sau:

  • Một cầu thủ ở vào vị trí việt vị khi cầu thủ đó đã di chuyển qua đường 13m thuộc phần sân đối phương và chiếm vị trí gần đường biên ngang sân đối phương hơn bóng.
  • Tuy nhiên một cầu thủ ở vị trí việt vị có thể chưa bị coi là phạm luật. Cầu thủ đó chỉ bị phạt việt vị nếu vào thời điểm đồng đội chuyền bóng hoặc khống chế bóng, cầu thủ đó – theo nhận định của trọng tài
  • Nếu đội có cầu thủ phạm luật việt vị, trọng tài cho đội đối phương hưởng quả phạt trực tiếp.

Những quyết định thi hành Luật:

  • Phạt cầu thủ việt vị không tính ở thời điểm nhận bóng, mà tính vào thời điểm đồng đội chuyền bóng về hướng cầu thủ đó. Như vậy một cầu thủ không ở vào vị trí việt vị trong khi đồng đội chuyền bóng hay đá phạt và đã chạy nhanh hơn bóng thì không vi phạm lỗi việt vị.
  • Một cầu thủ đứng đứng vào vị trí ngang hàng với một cầu thủ đối phương và có một cầu thủ đối phương khác đứng gần đường biên ngang sân đối phương hơn hoặc đứng ngang với 2 cầu thủ đối phương cuối cùng thì cũng không bị coi là ở vào vị trí việt vị.
  • Trong khi áp dụng luật việt vị, các trợ lý trọng tài chỉ được phép căng cờ báo việt vị khi họ đã xác định rõ cầu thủ phạm luật việt vị. Do đó trong trường hợp còn nghi ngờ, các trợ lý trọng tài sẽ không được tham gia vào tình huống đó. 

Luật 12: Lỗi và hành vi khiếm nhã

  • Những lỗi thô bạo trên sân sẽ bị phạt trực tiếp tiêu biểu như đá, ngáng chân, nhảy và chèn vào đối phương.

Trên đây là một số quy định về luật bóng đá sân 7 người mới nhất được bộ thể thao quy định. Kèo Tốt hi vọng những thông tin này sẽ có ích cho bạn.

Nguyễn Tuấn Dũng

Bút danh: Nguyễn Tuấn Dũng

Tham gia keotot.vip: 12/07/2006

Bút tính: Nguyễn Tuấn Dũng sinh năm 1987 hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi rất thích chơi thể thao được biệt là có niềm đam mê với trái bóng tròn hiện đang là chuyên gia nhận đinh kèo tại trang keotot.vip.

x
x